Hiệu quả của việc hấp thụ ngoại ngữ bằng cách tạo môi trường ngôn ngữ nhân tạo sẽ khác nhau cho mỗi lứa tuổi. Sự khác nhau này đến từ quá trình phát triển bộ não của con người liên quan đến tiềm thức và ý thức.
Giai đoạn trẻ từ 0 - 8 tuổi, trẻ có khả năng hấp thụ ngôn ngữ, học ngoại ngữ là tốt nhất so với lứa tuổi lớn hơn hoặc khi đã trưởng thành, đương nhiễn năng lực học ngoại ngữ nó giảm dần theo lứa tuổi tăng dần chứ không phải nó mất đi một cách đột ngột, do vậy việc học một ngoại ngữ càng sớm càng tốt sẽ phát huy được hết tiềm năng ngôn ngữ thiên bẩm của trẻ. Trong nhóm từ 0-8 tuổi thì quá trình phát triển ngôn ngữ mạnh mẽ nhất là từ 0-3 tuổi, tiếp theo là giai đoạn từ 4-6 tuổi, nhưng chung quy lại thì từ 0-6 tuổi là giai đoạn tốt nhất cho trẻ học ngoại ngữ theo phương pháp và lộ trình phù hợp vì trong độ tuổi này trẻ có những ưu thế vượt trội để học ngoại ngữ đó là hấp thụ ngôn ngữ bằng tiềm thức (một dạng trí nhớ bền vững), hấp thụ ngôn ngữ linh hoạt bằng cả hai bán cầu đại não (điều mà người trưởng thành không có). Điều đặc biệt nếu cho trẻ học sớm trong độ tuổi từ 0-4 tuổi là có thể cho trẻ học ngoại ngữ theo lộ trình tự nhiên nghe – nói – đọc – viết như một đứa trẻ bản ngữ học ngôn ngữ, chúng có thể hấp thụ ngoại ngữ đó bằng cả cảm xúc xã hội (điều mà khi lớn không bao giờ có được khi học ngoại ngữ), điều đó sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện nhất, tối ưu nhất, đồng thời nó cũng là lộ trình học dễ dàng nhất, không bị áp lực giống như khi lớn học ngoại ngữ. Theo một số nghiên cứu thì trẻ sau 6 tuổi khả năng học ngoại ngữ bằng tiềm thức bị giảm đi rất nhiều và nó sẽ mất dần theo thời gian tuổi tăng lên, có lẽ đến hết cấp 1 trẻ không còn năng lực đó nữa. Sẽ có nhiều người thắc mắc là trẻ học sớm quá trước 3 tuổi liệu có ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ, thực tế đã chứng minh có rất nhiều trẻ em có thể nói được hơn một ngôn ngữ từ khi còn rất nhỏ, do vậy chỉ cần áp dụng đúng phương pháp, đúng cách thì trẻ hoàn toàn có thể phát triển song song nhiều ngôn ngữ, chỉ những trường hợp có vấn đề về ngôn ngữ thì không nên áp dụng.
Giai đoạn trẻ từ 8-11 tuổi trẻ vẫn có những lợi thế trong việc học ngoại ngữ, có điều phương pháp lộ trình cần có sự điều chỉnh để phù hợp với năng lực của trẻ. Nhóm tuổi này trẻ hoàn thiện ý thức, khả năng hấp thụ ngôn ngư bằng ý thức là chủ yếu, do vậy cách học nó cũng sẽ khác để đảm bảo việc hấp thụ ngoại ngữ tốt nhất. Nhược điểm của giai đoạn này so với giai đoạn trẻ hơn là trẻ phải cố gắng ghi nhớ nhiều hơn vì khả năng hấp thụ tự nhiện bị hạn chế, do vậy việc học thường sẽ áp lực hơn, trẻ phải nỗ lực hơn để có thể phát triển ngoại ngữ. Nhưng dù sao thì trẻ lúc này vẫn còn nhỏ, việc học trên trường ở cấp 1 thường nhẹ hơn so với cấp tiếp theo do vậy trẻ có thể sắp xếp dành thời gian học ngoại ngữ và thường mục tiêu cần đến ngoại ngữ vẫn còn quãng đường dài để chuẩn bị, trẻ hoàn toàn có thể tự tin đạt được kết quả tốt khi lên cấp 2, 3.
Với việc phát triển của công nghệ giáo dục, thiết bị thông minh, ra đời hàng loạt các sản phẩm video, phim truyền hình bằng các ngoại ngữ khác nhau, sách nói, kể truyện qua mạng, loa đài…đã tạo nên bộ sưu tập học liệu đa dạng, phong phú và sử dụng rất tiện ích, miễn phí có, có phí cũng có. Từ đó chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra một môi trường ngoại ngữ để học một cách dễ dàng, một môi trường gần giống với những gì người bản ngữ để cho người học hấp thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất có thể. Đặc biệt đối với trẻ em học theo lộ trình tự nhiên thì rất cần môi trường để chúng phát triển ngoại ngữ, tuy không thể so sánh với môi trường thật nhưng với việc xây dựng một phương pháp tốt, một lộ trình phù hợp thì hoàn toàn có thể đạt được trình độ 80 -90% so với người bản ngữ.
Biên tập: Edu Việt