Câu hỏi 1: Cho trẻ học ngoại ngữ từ rất sớm có được không?
Trả lời: Hoàn toàn có thể cho trẻ học ngoại ngữ từ khi trẻ ở trong bụng mẹ đến lúc trẻ trào đời còn rất nhỏ vẫn có thể học thông qua việc nghe, trẻ lớn thì cho xem nghe, rồi cho nói cho đọc – viết…trẻ có khả năng thiên bẩm về ngôn ngữ do vậy học từ sớm rất có lợi, ngoài ra còn có tác dụng phát triển trí não tốt. Nhưng cha mẹ cần lưu việc áp dụng cần được thực hiện theo phương pháp đúng, tránh những tác dụng ngược lại. Minh chứng là có rất nhiều trẻ có thể nói cùng lúc nhiều ngôn ngữ không chỉ trên thế giới mà ở ngay tại Việt Nam cũng có nhiều trường hợp, ít nhất trẻ có thể nói tiếng Anh từ rất sớm. Hoặc đơn giản chúng ta có thể thấy những em bé dân tộc chúng có thể nói được ngôn ngữ dân tộc và tiếng Kinh.
Câu hỏi 2: Trẻ học ngoại ngữ từ sớm có gây hiện tượng chậm nói tiếng mẹ đẻ hay loạn ngôn ngữ không?
Trả lời: Việc học cùng lúc hai ngôn ngữ có thể gây ra hiện tượng trẻ chậm nói tiếng mẹ đẻ hơn nhưng nó không phải vấn đề nghiêm trọng vì chỉ chậm một chút thời gian chứ không phải không nói được, chỉ cần áp dụng đúng thì hoàn toàn có thể thành thạo song song hai hay nhiều ngôn ngữ. Còn hiện tượng có gây loạn ngôn ngữ không? Thực tế nếu cha mẹ áp dụng sai phương pháp thì có hiện tượng trẻ bị lẫn lộn giữa hai ngôn ngữ khi nói, hoặc trong lúc nói lồng ghép cả hai ngôn ngữ vào điều đó hoàn toàn có thể xảy ra nếu việc áp dụng sai phương pháp. Cha mẹ cần lưu ý đối với trẻ có vấn đề về ngôn ngữ, tâm lý thì không nên tự ý áp dụng song ngữ, ưu tiên giải quyết vấn đề của trẻ trước.
Câu hỏi 3: Cho con học giọng tiếng Anh nào?
Trả lời: Hiện nay tiếng Anh có 4 giọng lớn Anh – Mỹ - Úc – Canada, ngoài ra còn có rất nhiều giọng tiếng Anh khác ở khắp trên thế giới. Đương nhiên phải ưu tiên lựa chọn giọng tiếng anh lớn trước đặc biệt giọng Anh – Anh và Anh – Mỹ, sau đó mới đến Anh – Úc, Anh – Canada để cho việc giao tiếp dễ dàng vì giọng này là thông dụng nhất, tiếp đó mới đến giọng Anh khác ít phổ biến hơn, nghe nói khó hơn, nếu có học giọng Anh nhỏ khác thì thường chúng ta phải mất một khoảng thời gian làm quen để giao tiếp được. Còn việc cha mẹ cho con học giọng nào thì nếu tự học nên học các giọng chuẩn vì nó có sẵn, không việc gì học các giọng nhỏ khác, còn nếu học gia sư, trung tâm anh ngữ thì tuỳ theo điều kiện kinh tế cha mẹ sẽ có sự lựa chọn nơi học phù hợp nhất, miễn sao có chỗ để trẻ có cơ hội tương tác.
Câu hỏi 4: Nên ưu tiên cho con học kỹ năng nào trong 4 kỹ năng của tiếng anh?
Trả lời: Tốt nhất là học đủ 4 kỹ năng theo một lộ trình phù hợp với mỗi người học, người học càng trẻ thì càng nên học đủ 4 kỹ năng để sau này phát triển toàn diện. Việc học ngoại ngữ có rất nhiều mục đích khác nhau, trẻ có mục đích khác, người lớn có mục đích khác, người thì học để giao tiếp, người học để du học…nên tuỳ theo nhu cầu, mục đích sử dụng sẽ lựa chọn ưu tiên kỹ năng nào, có điều dù mục đích nào đi nữa thì kỹ năng nghe bao giờ ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt với trẻ từ 0-11 tuổi thì cha mẹ nên hướng tới học toàn diện cả 4 kỹ năng, còn lộ trình thế nào, ưu tiên kỹ năng nào trước, kỹ năng nào sau thì cũng do nhiều yếu tố quyết định như : điều kiện hoàn cảnh, định hướng, mục tiêu… việc học tiếng anh toàn diện giúp trẻ sau này lớn sẽ có năng lực ngoại ngữ đáp ứng mọi nhu cầu học tập và công việc, đó là một lợi thế cho phát triển sự nghiệp.
Câu hỏi 5: Có nhất thiết phải học tiếng Anh theo lộ trình nghe – nói – đọc – viết không?
Trả lời: Nghe – nói – đọc – viết là lộ trình tiếng anh thuận theo tự nhiên như một đứa trẻ bản ngữ, còn đối với Việt Nam coi tiếng anh là một ngoại ngữ thì lộ trình sẽ có nhiều biến thể khác nhau để phù hợp với độ tuổi, điều kiện hoàn cảnh, mục đích, năng lực…Với trẻ nhỏ 0-4 tuổi có thể áp dụng lộ trình nghe – nói – đọc – viết như trẻ bản ngữ để phát huy tối đa khả năng thiên bẩm về ngôn ngữ của trẻ, còn đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên hoặc người lớn thì lộ trình sẽ khác và phụ thuộc nhiều yếu tố. Như vậy không nhất thiết cứ phải học theo một lộ trình nghe – nói – đọc – viết.
Câu hỏi 6: Nghe xem đúng là thế nào?
Trả lời: Ngày xưa khi công nghệ chưa phát triển chưa có nhiều thiết bị ghi hình, internet cũng chưa phát triển có rất ít chương trình tiếng Anh, đặc biệt ở Việt Nam trước kia khó khăn, chưa tiếp cận nhiều công nghệ và mạng xã hội thì việc có học liệu để học ngoại ngữ là rất khó khăn, chủ yếu học thông qua sách giáo khoa và từ điển, một số có thể có điều kiện cũng chỉ nghe tiếng anh là chính. Nhìn chung về nguồn học liệu tiếng Anh là rất hiếm. Nhưng ngày nay khi công nghệ phát triển, internet phát triển, nước ta cũng đang phát triển mạnh về kinh tế đi trước đón đầu, nên thế giới có gì ta có cái đó, điều kiện các nguồn học liệu tiếng Anh là rất nhiều, trên mạng có, kênh truyền hình có, các loại MP3, MP4 có nhiều, thì chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng lợi ích đó để tạo môi trường tiếng Anh nhân tạo bằng việc xem và nghe tiếng anh trên các thiết bị, đọc và học sách online, miễn phí cũng nhiều. Xem để có ngữ cảnh, nghe để hiểu để nói, xem nghe là đầu vào của ngôn ngữ, nhờ có xem chúng ta dễ dàng hiểu hơn khi nạp kiến thức và khi đã nghe hiểu tốt thì nói cũng sẽ tốt, nghe nói tốt thì học các kỹ năng khác cũng dễ. Nhưng xem gì nghe gì cho từng đối tượng cần theo trình độ, phải đúng phương pháp mới có hiệu quả, ngoài ra còn liên quan sở thích của trẻ nên cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nếu không việc xem nghe không tiến bộ, cũng chỉ đạt ở mức thấy quen những không hiểu. Thông thường trẻ nghe xem ở trình độ nào đó hiểu khoảng 80% là có thể chuyển sang xem nghe trình độ cao hơn. Với trẻ em khi cho xem nghe nếu có thể thì cho trẻ xem nghe cả ngày và gắn liền với cuộc sống sinh hoạt, cha mẹ không cần dạy, không cần sửa, chỉ cần chơi với trẻ hoặc tạo môi trường vừa chơi vừa xem nghe cho trẻ là được. Nếu trẻ không hợp tác, không vừa chơi vừa xem thì áp dụng viện pháp cho xem trước trong khoảng thời gian quy định, rồi cho nghe loa. Nếu trẻ có các vấn đề về ngôn ngữ hoặc tâm lý thì không nên tự áp dụng, cần ưu tiên điều trị vấn đề của trẻ trước. Với trẻ lớn hơn từ 5 tuổi trở đi ưu tiên xem nghe chủ động để phát huy khả năng ghi nhớ tốt hơn. Riêng về xem thì tuỳ theo từng trẻ cha mẹ áp dụng phù hợp, còn nghe thì cha mẹ cho nghe bất kỳ lúc nào, càng nghe nhiều càng tốt.
Câu hỏi 7: Vì sao nên cho trẻ học ngoại ngữ từ sớm?
Trả lời: Thứ nhất vì khả năng thiên bẩm về ngôn ngữ của trẻ được phát huy tốt nhất ở giai đoạn từ 0-6 tuổi và nó giảm đi khá nhiều ở lứa tuổi lớn hơn. Trẻ 0-6 tuổi có khả năng đặc biệt học ngôn ngữ bằng cả hai bán cầu đại não, sau nó mất dần theo tuổi và khi trưởng thành thì học ngôn ngữ ở một bên, thường là bán cầu đại não trái. Thứ hai vì giai đoạn từ 0-6 trẻ đang trong thời kỳ hoàn thiện bộ não, các liên kết thần kinh đang hình thành để hoàn thiện do vậy việc hấp thụ kiến thức và ghi nhớ rất bền vững. Mọi kiến thức hấp thụ trong độ tuổi 0-6 là bằng tiềm thức, nó là một dạng ghi nhớ dài hạn. Thứ ba trẻ học ngoại ngữ sớm đúng cách sẽ giúp tăng chất xám, tăng khả năng tập chung trong quá trình phát triển trí não. Thứ tư là giai đoạn nhỏ trẻ chưa phải học nhiều so với khi trẻ đến trường cấp 1 học văn hoá, do vậy trẻ hoàn toàn có thể tập chung nhiều thời gian để học ngoại ngữ. Thứ năm việc học ngoại ngữ sớm giúp trẻ sau này có thể sử dụng ngoại ngữ giống như người bản ngữ hơn là học ở các giai đoạn sau này. Nên việc học ngoại ngữ diễn ra càng sớm càng tốt, cha mẹ cần có định hướng từ sớm, nhưng lưu ý việc học ngoại ngữ từ nhỏ cần lưu ý áp dụng đúng phương pháp tránh những lỗi ngôn ngữ mắc phải.
Câu hỏi 8: Cho xem nhiều sợ ảnh hưởng đến mắt thì làm thế nào?
Trả lời: Vấn đề này luôn được sự quan tâm rất lớn từ cha mẹ vì một mặt muốn con được học nhiều, một mặt lại sợ ảnh hưởng tới mắt. Theo nhiều nghiên cứu thì việc xem tivi hay các loại màn hình khác sẽ có tác hại lên mắt do ánh sáng xanh phát ra từ màn hình, nhất từ thiết bị điện thoại. Có những nghiên cứu họ khuyên trẻ dưới 2 tuổi tuyệt đối không xem, trẻ từ 2 tuổi trở lên xem không quá 2h/ngày và nên chia nhỏ thành nhiều lần xem. Thực tế chúng ta có thể tự nhận thấy ngày nay hiện tượng trẻ bị cận hay bị các vấn đề về mắt rất nhiều, nguyên nhân từ việc xem nhiều, sử dụng thiết bị ghi hình nhiều. Do vậy việc cho xem để học tiếng Anh cha mẹ cần lưu ý, tuỳ theo lứa tuổi và tình trạng của trẻ để áp dụng. Với trẻ dưới 2 tuổi thì cha mẹ có thể cho con nghe hoàn toàn cũng được, không nhất thiết là xem, nhưng tuỳ quan điểm của cha mẹ về việc xem tivi, có những cha mẹ vẫn cho con xem bình thường, nếu có cho xem thì cố gắng chơi với trẻ, tạo đồ chơi cho trẻ để trẻ hạn chế tập chung vào màn hình. Với trẻ 2-4 tuổi thì cho xem nghe nhưng nên áp dụng vừa xem vừa chơi, bạn nào chỉ xem không chơi thì cho xem rồi tắt đi cho nghe loa. Với trẻ từ 5 tuổi thì có thể cho xem chủ động, tập chung nhưng nên chia nhỏ thời gian xem, còn lại cho nghe. Việc xem để học tiếng anh, quan điểm của cha mẹ chỉ mang tính tương đối, tuỳ theo cách nghĩ mỗi người, nhưng dù lựa chọn thế nào thay vì trẻ xem chương trình vô ích vừa hại mắt vừa không có tác dụng học tập thì cho trẻ xem để học ngoại ngữ, vì hiện nay có rất nhiều cha mẹ chẳng quan tâm đến việc hại mắt mà cứ cho con xem tivi, điện thoại những chương trình trẻ thích, không kiểm soát như vậy rất lãng phí.
Câu hỏi 9: Trẻ có thể tự học những kỹ năng nào trong 4 kỹ năng ngoại ngữ?
Trả lời: Chúng ta có thể chia nhỏ các kỹ năng như sau:
Nghe: Nghe chủ động, nghe thụ động
Nói: Nói một chiều, nói tương tác hai chiều
Đọc: Tập đọc, đọc hiểu
Viết: Tập viết, viết luận
Trong tất cả các kỹ năng được chia nhỏ thì trừ kỹ năng nói tương tác hai chiều là phải có người học cùng, tương tác cùng bằng cách cha mẹ biết tiếng anh tương tác với con, cho trẻ học với gia sư, hoặc đi trung tâm…còn lại tất cả các kỹ năng khác trẻ hoàn toàn có thể tự học dưới sự hướng dẫn của người khác như sau:
Nghe: nghe mp3 qua loa đài, xem nghe trên mạng, kênh truyền hình tiếng Anh, các phần mềm tiếng Anh.
Nói: nói một chiều bằng cách tự thuyết trình, lồng tiếng.
Đọc: Đọc sách, đọc sách kèm file mp3, đọc trên các ứng dụng phần mềm học tiếng Anh, đọc hiểu từ sách thông qua làm bài tập tiếng Anh.
Viết: Tập tô, tập viết theo sách, viết bài luận theo chủ đề.
Như vậy hầu hết các kỹ năng là có thể tự học được, trẻ hoàn toàn có thể giỏi tiếng anh bằng cách tự học, còn kỹ năng nói tương tác hai chiều thì tuỳ theo mục đích học, tuỳ theo điều kiện hoàn cảnh cha mẹ sẽ có lựa chọn thích hợp, nhưng để trẻ có được phản xạ nói tiếng Anh tốt thì việc học với người khác là cần thiết, chỉ học tương tác với người khác thì trình nói mới nhanh và thành thạo.
Câu hỏi 10: Nên lựa chọn sách nào cho con học?
Trả lời: Việc lựa chọn tài liệu sách cho con học thì cũng tuỳ theo mục đích học, điều kiện kinh tế. Hiện nay sách tiếng anh có rất nhiều từ nhà xuất bản trong nước biên soạn, sách bản ngữ biên soạn cho nước thứ hai học ngôn ngữ, sách chuẩn bản ngữ dành cho học sinh bản ngữ. Bộ sách nào cũng có ưu điểm và đều tốt cho việc học, chỉ cần sự kiên trì rèn luyện thì đều đạt được thành công. Để đạt được kết quả việc học như học sinh bản ngữ thì chọn sách bản ngữ dành cho học sinh bản ngữ học là hợp lý nhất, tuy nội dung sẽ nặng hơn sách được biên soạn trong nước nhưng kiến thức sách bản ngữ rất rộng và có chiều sâu, nếu trẻ theo được sẽ rất tốt, việc phát triển ngoại ngữ cho trẻ sau này sẽ toàn diện hơn. Có thể kể đến các bộ sách của Mỹ, Anh, sách Singapore các sách này đều có đủ bộ từ lớp K đến lớp 12, nó cũng đủ các môn học để cha mẹ lựa chọn, học được đủ bộ thì trẻ lại càng toàn diện về từ vựng, kiến thức đa lĩnh vực. Cha mẹ cần lưu ý là sách bản ngữ họ dành cho trẻ bản ngữ đã thành thạo nghe nói từ bé trước khi trẻ học sách, do vậy với trẻ Việt Nam phải tuỳ theo trình độ ngoại ngữ để lựa chọn sách cho đúng trình độ nếu không trẻ thấy khó sẽ rất nhanh nản và bỏ cuộc. Thông thường trẻ theo đuổi học sách bản ngữ thì sẽ học sách thấp hơn lớp đang học ở Việt Nam 1-3 lớp để phù hợp với trình độ. Nhưng cha mẹ lưu ý để học được sách bản ngữ thì trước đó trẻ phải được học tích luỹ được khoản từ vựng tương đối và có khả năng nghe tương đối mới cho học sách. Với sách bản ngữ biên soạn cho nước thứ hai học thì họ biên soạn phù hợp với lứa tuổi và trình độ, do vậy cứ căn cứ vào đánh giá đầu vào mà lựa chọn sách học.
Biên tập: Edu Việt