Trang chủ»Góc chia sẻ»Bộ não vận hành ngôn ngữ thế nào?

Bộ não vận hành ngôn ngữ thế nào?

10/11/2022 - 08:43

Ngôn ngữ là phương tiện vô cùng quan trọng để giúp chúng ta giao tiếp trao đổi mọi thông tin trong cuộc sống. Ngoài ra ngôn ngữ còn là một công cụ vô cùng quyền lực giúp cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn hay tồi tệ hơn.

 

Khi nói đến ngôn ngữ là ta đang nói đến rất nhiều vùng hoạt động khác nhau trong não để thực hiện một chức năng hay một nhiệm vụ nào đó. Chúng ta sẽ tập chung tìm hiểu hai yếu tố quan trọng nhất của ngôn ngữ đó là hiểu ngôn ngữ, truyền đạt được ngôn ngữ.

 

Chức năng hiếu ngôn ngữ

 

Chức năng hiểu ngôn ngữ có liên quan đến một vùng trong não có tên gọi là vùng wernicke (được đặt theo tên của một bác sĩ người Đức Karl Wernicke). Vị trí của vùng này nằm ở phần trên của thuỳ thái dương, vì năm ở thuỳ thái dương nên nó có liên hệ chặt chẽ với các vùng khác trong thuỳ thái dương có liên quan đến trí nhớ giúp cho chúng ta có thể truy xuất được thông tin mà chúng ta đã lĩnh hội được. Ví dụ: Một người bạn có mời bạn tối đi ăn nhà hàng hải sản là ngay lập tức bạn nghĩ ngay đến tôm, cua biển, mực…và nghĩ tới các mùi vị của nó. Việc bạn ngay lập tức có thể nghĩ ra các món như vậy cho thấy bạn có thể hiểu được nội hàm của khái niệm trên và giúp bạn có thể hiểu và mong chờ chiều này sẽ đi ăn món hải sản và một loạt các cảm xúc trong trí tưởng tượng của bạn hiện lên. 

 

Chức năng thể hiện và truyền đạt ngôn ngữ

 

Chức năng thể hiện và truyền đạt ngôn ngữ có liên quan đến một vùng trong não có tên gọi là vùng Broca (được đặt theo tên của một bác sĩ tên là Paul Broca). Vị trí của vùng này nằm ở phía dưới của vùng thuỳ trán ngay bên cạnh vùng vỏ não vận động (Motor Cortex) do vậy vùng Broca có liên chặt chẽ với vùng Motor Cortex giúp cho chúng ta có thể điều khiển được cơ lưỡi và cơ miễng để có thể truyền đạt âm thanh mà chúng ta muốn nói với người khác.

 

Vùng Wernicke và vùng Broca liên kết với nhau như thế nào?

 

Mô hình có thể lý giải một cách chính xác và thú vị về liên kết giữa vùng Wernicke và vung Broca được mang tên là mô hình Wernicke – Geschwind. Vùng này bao gồm các vùng như sau:

-       Vùng tiếp nhận thông tin từ môi trường xung quanh: vùng vỏ não thị giác (Primary Visual Cortex) tiếp nhân thông tin bằng hình ảnh; vùng vỏ não thính giác Primary Auditory Cortex và Angular Gylus tiếp nhận thông tin bằng âm thanh

-       Vùng xử lý thông tin: sau khi các tín hiệu hình ảnh và âm thanh được tiếp nhận tiếp tục được đưa đến vung Wernicke nơi xử lý các thông tin và hiểu được nội hàm của các thông tin này. Sau đó thông tin được di chuyển đến Broca để liên kết hai vùng lại với nhau. Khi thông tin được truyền đến Broca thì chúng ta bắt đầu tim cách để truyền đạt thông tin đó và vùng Broca sẽ liên kết với vùng vỏ não vận động Motor cotex để truyền đạt thông tin ra bên ngoài. Nếu thông tin truyền đạt là âm thanh thì chúng ta sẽ dùng cơ lưỡi và cơ miệng, nếu thông tin về hình ảnh thì thì chúng ta dùng cơ tay để viết lưu lại.

 

 

Bộ não song ngữ của chúng ta như thế nào?

 

Não bộ của người học song ngữ khác với những người chỉ học một ngôn ngữ cả về cấu trúc lẫn cách làm việc.

 

Khả năng của ngôn ngữ thường được đánh bằng hai kỹ năng chủ động (nói và viết), kỹ năng bị động (nghe và đọc). Một người có khả năng song ngữ cân bằng có thể sử dụng thuần thực các kỹ năng ở cả hai ngôn ngữ. Hầu hết những người nói hai ngôn ngữ trên thế giới hiểu và sử dụng ngôn ngữ ở mức độ rất khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh và phương pháp học ngôn ngữ có thể được chia làm 3 loại chính:

-       Song ngữ phức hợp: phát triển hai ngôn ngữ song song với cùng những khái niệm giống nhau khi bắt đầu nhận thức thế giới xung quanh.

-       Song ngữ ngang hàng: Học từ hai bộ khác nhau một ngoại ngữ học ở trường, nhưng vẫn nói truyện ngôn ngữ mẹ đẻ ở nhà.

-       Song ngữ thứ cấp: học ngôn ngũ thứ hai thông qua tiếng mẹ đẻ

 

Cách não bộ bị tác động khi học một ngôn ngữ

 

Bán cầu não trái mạnh hơn trong các quá trình tư duy logic, bán cầu não phải thiên về tư duy cảm xúc và xã hội. Khả năng ngôn ngữ liên quan đến hai loại chức năng não bộ trong khi sự phân hoá chức năng tiến triển theo tuổi tác dẫn tới giả thuyết giai đoạn quan trọng trong học ngôn ngữ. Theo lý thuyết này trẻ em học ngôn ngữ dễ dàng hơn vì não bộ của chúng đang phát triển có sự linh hoạt cao hơn cho phép chúng sử dụng cả hai bán cầu để học một ngôn ngữ, trong khi đó ở người lớn ngôn ngữ phân hoá về một bện bán cầu thường là bán cầu trái. Nếu điều đó là đúng thì việc học ngôn từ nhỏ sẽ giúp trẻ có hiểu biết toàn diện hơn về ngữ cảnh xã hội và cảm xúc của ngôn ngữ đó. Một số nghiên cứu cho rằng người trưởng thành học ngoại ngữ ít bị cảm xúc chi phối và có cách tiếp cận lý trí hơn khi đối mặt với các vấn đề bằng ngoại ngữ so với tiếng mẹ đẻ.

 

Dù bạn học ngoại ngữ ở lứa tuổi nào đi nữa thì việc biết nhiều thứ tiếng giúp bạn có nhiều lợi thế như mật độ chất xám (gồm nơ –ron và synap cao hơn) cùng với đó một số khu vực não hoạt động mạnh hơn việc não hoạt động mạnh và thường xuyên xuyên suốt cuộc đời giúp giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh về não như Alzheimer, chứng mất trí nhớ chậm hơn 4-5 năm.

 

Biên tập: Edu  Việt

Đăng nhập để bình luận / tải tài liệu

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Đăng ký nhận tư vấn

Họ tên học viên
Trường bắt buộc

Lớp
Trường bắt buộc

Địa chỉ
Invalid Input

Điện thoại
Invalid Input

Email
Trường bắt buộc

Thông tin khác...
Trường bắt buộc

Gửi ngay

BẢN ĐỒ

Liên hệ

 

Công ty Cổ phần Công nghệ Vinewtech

 

Giấy phép kinh doanh số 0109760249 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp

Ngày cấp: 30/09/2021 

Trụ sở chính: Số 52/36, đường Khuyến Lương, Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

 

 

11  11  11  11  11 

Facebook

Đăng ký học

Đăng ký học

Họ tên học viên
Trường bắt buộc

Lớp
Trường bắt buộc

Địa chỉ
Invalid Input

Điện thoại
Invalid Input

Email
Trường bắt buộc

Thông tin khác...
Trường bắt buộc

Gửi ngay

 

Liên hệ