Trang chủ»Góc chia sẻ»Dạy con học chữ quá sớm là một sai lầm giết chết sự sáng tạo của trẻ

Dạy con học chữ quá sớm là một sai lầm giết chết sự sáng tạo của trẻ

10/11/2022 - 07:46

Nhiều ba mẹ Việt Nam ngày càng có mong muốn và thói quen dạy con học bảng chữ cái sớm trong đó có cả việc dạy bảng chữ cái tiếng anh sớm. Bởi ba mẹ luôn nghĩ rằng như vậy sẽ giúp con đi học tiểu học được thuận lợi và dễ dàng. Điều đó có thật sự đúng đắn? Có rất nhiều luồng quan điểm về vấn đề này. Dưới đây là một bài viết Edumentor đã tổng hợp và  sưu tầm được để ba mẹ tham khảo và đánh giá liệu rằng có nên hay không nên tiếp tục dạy con học bảng chữ cái quá sớm?

Những phụ huynh đang áp dụng giáo dục sớm cho trẻ hãy tìm hiểu để áp đúng ý nghĩa của việc giáo dục sớm, bài viết này có thể sẽ khiến cho nhiều người phải suy nghĩ lại và thay đổi quan điểm về vấn đề dạy con học bảng chữ cái từ nhỏ theo suy nghĩ giáo dục sớm của các cha mẹ. Trẻ con ngày nay ngày càng thông minh hơn với những cơ hội phát triển vượt bậc hơn thời đại xưa của ông bà, bố mẹ chúng rất nhiều. Tuy nhiên, việc mong muốn con mình biết đọc biết viết sớm trước khi cho con đi học, đôi khi lại gây ra những tác hại dẫn đến tác dụng ngược cho trẻ và làm cho trẻ phát triển lệch lạc với lứa tuổi của mình, làm mất đi khả năng tự do sáng tạo của trẻ.

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nước phát triển trên thế giới cũng như ở cả Việt Nam đều quy định giai đoạn 5-6 tuổi là độ tuổi trẻ chính thức bước vào lớp 1 và bắt đầu học chữ, tập đọc, tập viết, thậm trí như nước mỹ có nhiều trẻ 7-8 tuổi mới vào học lớp 1. Có thể đối với những trẻ có sự phát triển nổi trội hơn hẳn hay còn được gọi là thần đồng, thiên tài nhí thì bố mẹ trẻ cũng có thể cho trẻ phát triển hơn nữa bằng việc dạy con học bảng chữ cái sớm. Nhưng, đó không phải là số đông. Nhưng dù trẻ có thông minh thế nào, có là thần đồng hay không thì việc giáo dục đúng cách sẽ quyết định sự thành công trong tương lại.

 

4

 

Một nghiên cứu ở Mỹ họ cho ràng những đưa trẻ 2-3 tuổi cho vẽ và viết thì chúng đã có thể phân biệt được và có sự khác nhau về nét trong đó, nhưng cũng chỉ ở mức độ nhận biết, chúng có thể học bảng chữ cái bằng cách nghe lặp đi lặp lại nhiều lần và nhớ được. Khi lên 4-5 chúng có thể kết nối được ngữ âm với chữ viết. Với nghiên cứu này thì ta nghe có vẻ trẻ sẽ học được chữ từ sớm nhưng tất cả cũng chỉ ở mức độ nhận biết theo bản năng, và nên để chúng học một cách tự nhiên nhất có thể với sự phát triển vận động thô khi còn nhỏ và vận động tinh khi trẻ lên 4-5 tuổi, trẻ nên được vận động càng nhiều càng tốt trước 6 tuổi vì lúc này bộ xương bàn tay của trẻ chưa hoàn chỉnh, chưa xương hoá nhiều các khớp vẫn còn thưa giúp cho việc rèn luyện dẻo dai. Nhưng phải là sự vận động thô và tinh theo đúng nghĩa để giúp trẻ thoải mái sáng tạo chứ không phải sự gò bó trong việc rèn luyện chữ viết một cách chính xác quá sớm, thậm trí ảnh hưởng không tốt đến cấu trúc xương Ví du: học cầm nắm, vẽ, tô màu, tô chữ (khi bé lên 5 tuổi)...Khi lên 7 tuổi thì xương bàn tay của trẻ nó đã phát triển gần như hoàn chỉnh, các khớp không còn thưa nữa sẽ làm cho cử động bị cứng và trẻ không được rèn luyện từ trước thì sẽ giảm đi tính dẻo, độ khéo léo.

Khi con bạn chuẩn bị bước vào giai đoạn tiểu học, có những cơ hội được biết đến với việc nhận biết mặt chữ, ghi nhớ các chữ cái, cách ghép chữ… thì việc bạn dạy con học bảng chữ cái là điều có thể chấp nhận được. Nói cách khác, điều này còn được khuyến khích để giúp bé làm quen với các chữ cái và không bị bỡ ngỡ khi bước vào lớp 1. Nhưng nhiều bố mẹ vì quá mong muốn con mình nổi trội hơn các bạn, mà đã bắt ép trẻ học chữ từ quá nhỏ hoặc yêu cầu trẻ phải biết đọc, viết thành thạo trước khi chính thức đi học đã gây ra những hậu quả đáng. Như vậy trẻ nên học chữ một cách chủ động, bài bản khi lên 5 tuổi là phù hợp để làm quen chuẩn bị cho vào lớp 1. Còn dưới 5 tuổi nên để các con tiếp cận với chữ một cách tự nhiên.

Một trong những nguyên nhân việc dạy con học chữ sớm theo phong trào ngoài việc hiểu chưa đúng về giáo dục sớm ở trẻ mà còn do thoả mạn chính suy nghĩ của bố mẹ chạy theo đám đông, sợ con minh kém cạnh và cứ thế nhiều bố mẹ ép con học sớm mà không biết điều đó lại làm hại con, những tác hại đó lại không xuất hiện ngay mà nó để lại hậu quả về sau này. Giáo dục sớm là tốt để phát huy năng lực của trẻ, nhưng phải hiểu và áp dụng một cách đúng đắn và phù hợp.

 

5

Nguồn ảnh: Reading Rockets

Trẻ sẽ mất đi nhiều cơ hội phát triển nếu bị gò ép học chữ

 

Ở nước ngoài, giai đoạn 4-5 tuổi trẻ con được tự do vui chơi và phát triển trí thông minh cùng sức sáng tạo một cách tự nhiên cùng với ý thức rõ ràng. Trong khi xu hướng ngày nay ở Việt Nam là nhiều em bé chỉ mới 2-3 tuổi, thậm chí nhỏ hơn đã “được” bố mẹ cho đi học đủ các thể loại với mong muốn con mình trở thành thiên tài, từ lớp học thần đồng, học toán, học tiếng Anh không thuận tự nhiên, học múa, piano… đó là những thứ nó cần sự chính xác, sự nghêm túc gây ra sự gò bó, ép trẻ dẫn đến tình trạng trẻ mất đi khả năng sáng tạo vốn có, hãy áp dụng những thứ giúp cho việc giáo dục sớm nó phù hợp lứa tuổi, nó không phá vỡ quy luật phát triển tự nhiện của trẻ mà nó có tác dụng bổ trợ tăng cường phát huy năng lực của trẻ.

Ai cũng mong muốn con giỏi, con thông minh, vậy nhưng có nhiều bố mẹ vì quá chạy đua theo “ phương pháp giáo dục sớm” cùng với “phát triển trí tuệ từ sơ sinh” một cách mù quáng và đã làm mất đi ước mơ và cơ hội phát triển đầy đủ với nhiều giá trị khác của trẻ. Bố mẹ nào cũng chạy theo trào lưu cho trẻ đi học trước khi vào lớp 1 một cách không đúng đắn như hiện nay mà không cân nhắc những tác hại khôn lường, là giỏi đâu chưa thấy mà chỉ làm trẻ gặp phải những nguy cơ khôn lường mà nhiều bố mẹ có thể không biết như những tác hại dưới đây.

 

Kìm hãm sự sáng tạo, tìm tòi của trẻ

 

Nhiều bậc cha mẹ luôn lo sợ con mình kém hiểu biết so với bạn bè, thua các bạn ở lớp đã biết đọc biết viết và cố dạy con bảng chữ cái ngay từ khi trẻ dưới 5 tuổi. Họ đem khoe với nhau con mình đã biết đọc chữ này chữ kia và tự hào vui mừng về việc con mình biết chữ từ nhỏ nhưng không biết rằng chính điều đó lại đang giết chết tính sáng tạo và thông minh đang rất phát triển ở trẻ độ tuổi này. Hãy dạy con học chữ đúng cách và phù hợp với lứa tuổi, trẻ dưới 5 tuổi để chúng nghe và thuộc lòng bằng sự lặp đi lặp lại một cách tự nhiên chứ không phải việc đọc và viết một cách nghiêm túc, gò bó. Trẻ lên 5 tuổi có thể học các kỹ năng đọc – tô chữ. Việc tô và viết chữ để muộn cũng không hản là tốt vì khi lên 7 tuổi là xương khớp bàn tay của trẻ đã bị cứng hơn sẽ gây khó khăn cho việc rèn viết chữ.

Theo phương pháp giáo dục và dạy con của người Nhật, từ 4 tuổi là độ tuổi trẻ phát huy tính sáng tạo tiềm ẩn bên trong tất cả mọi đứa trẻ một cách tối đa. Và nếu bố mẹ biết hướng đến những cơ hội cho trẻ tiếp xúc và khám phá nhiều hơn với mọi điều trong thế giới xung quanh, đó mới thực sự là giúp trẻ thành công trong tương lai. Việc cố ép con học chữ chỉ mang đến lợi ích trước mắt là trẻ biết chữ trước khi đi học, nhưng chính nó lại chỉ làm cho trẻ bị uốn nắn phát triển trong khuôn khổ của việc làm theo hướng dẫn và ghi nhớ, mà không rèn luyện tư duy cũng như suy nghĩ.

Theo Thạc sĩ tâm lý học Tạ Thị Thu Huế, giai đoạn 4 đến 5 tuổi là giai đoạn trẻ có như cầu vui chơi, khám phá thế giới xung quanh rất lớn. Lúc này, cơ thể trẻ chưa đủ trưởng thành để đáp ứng những nhu cầu cho việc ngồi một chỗ và học tập. Và quan trọng hơn là não bộ của bé ở độ tuổi này cũng sẽ dễ thích nghi với những kiến thức được bé tìm tòi, khám phá và tư duy một cách logic hơn là bị áp đặt ngồi học đọc, học viết.

Như vậy việc giáo dục sớm cho trẻ học chữ hoặc bất kỳ kỹ năng nào thì phải trên nguyên tắc lồng ghép với những hoạt động tự nhiên của trẻ nhằm hỗ trợ thúc đẩy sự sáng tạo và phát trển cho trẻ mới phát huy được mặt tích cực mà không gây ảnh hưởng có hại đến khả năng phát triển của trẻ sau này.

 

Chỉ tập chung phát triển trí tuệ mà quên rèn luyện thể chất

 

6

Nguồn ảnh: Dreamstime.com

Trẻ từ 3-5 tuổi tiềm ẩn sức sáng tạo vô cùng lớn

 

Với trẻ dưới 5 tuổi, học trước không áp dụng đúng sẽ làm cho trẻ không phát huy được những yếu tố tích cực để học tập và sẽ ảnh hưởng đến thể chất cũng như gây hại nhiều mặt cho quá trình phát triển của trẻ. Tay của trẻ chưa đủ độ khéo léo và cầm nắm vững chắc để cầm và điều khiển cây bút theo ý muốn của mình, không đáp ứng yêu cầu của cha mẹ, thầy cô với trẻ nhỏ dễ rơi vào tình trạng chán nản, có cảm giác khó khăn với việc học ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ.

Dạy bé học bảng chữ cái sớm ở độ tuổi dưới 5 tuổi còn gây hại về thói quen ngồi học của trẻ. Vì còn nhỏ nên con không thể tập trung ngồi học ngay ngắn như khi bước vào độ tuổi đi học chính thức được, nhất là các bé trai hiếu động sẽ thường nghịch phá, mải chơi khi bị ép ngồi học. Điều này hình thành nên thói quen ngồi học không tốt trong tương lai và vừa khiến bố mẹ thêm bực bội, còn trẻ lại càng ghét việc học. Theo nhiều nghiên cứu trẻ từ 3-5 là độ tuổi hiếu động nhất để khám phá thế giới xung quanh nên trẻ rất mất tập chung, kho chịu ngồi học nghiệm túc.

Bố mẹ lại thường chỉ quan tâm đến trí tuệ, phát triển trí thông minh, mà không cho con rèn luyện những kĩ năng vận động thể chất rất cần phát triển ở giai đoạn này một cách phù hợp. Cha mẹ nên cân đối lồng ghép giữa hoạt động thể chát với việc giáo dục sớm để tạo điều kiện cho con vận động nhiều vì đây là giai đoạn trẻ hiếu động khám phá thế giới, chúng vận động không biết mệt mỏi, nếu chung ta kìm hãm điều đó lại sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất của trẻ. Vừa học vừa chơi là một gợi ý tốt cho cha mẹ áo dụng, có điều cần có sự đồng hành để hoạt động đó nó mang lại hiệu quả thực sự vì nếu không áp dụng đúng cách thì việc học sẽ trở nên vô ích.

 

Biên tập: Edu Việt

Đăng nhập để bình luận / tải tài liệu

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Đăng ký nhận tư vấn

Họ tên học viên
Trường bắt buộc

Lớp
Trường bắt buộc

Địa chỉ
Invalid Input

Điện thoại
Invalid Input

Email
Trường bắt buộc

Thông tin khác...
Trường bắt buộc

Gửi ngay

BẢN ĐỒ

Liên hệ

 

Công ty Cổ phần Công nghệ Vinewtech

 

Giấy phép kinh doanh số 0109760249 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp

Ngày cấp: 30/09/2021 

Trụ sở chính: Số 52/36, đường Khuyến Lương, Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

 

 

11  11  11  11  11 

Facebook

Đăng ký học

Đăng ký học

Họ tên học viên
Trường bắt buộc

Lớp
Trường bắt buộc

Địa chỉ
Invalid Input

Điện thoại
Invalid Input

Email
Trường bắt buộc

Thông tin khác...
Trường bắt buộc

Gửi ngay

 

Liên hệ