Học song ngữ được hiểu đơn giản là cùng một lúc học hai ngôn ngữ khác nhau và có thể sử dụng như người bản xứ của hai ngôn ngữ đó, hai ngôn ngữ này phải bổ trợ cho nhau để phát triển về mặt ngôn ngữ.
Hiện nay với sự phát triển kinh tế xã hội, các gia đình ở Việt Nam đã và đang quan tâm rất nhiều đến việc học ngoại ngữ cho con cái họ ngay từ khi rất nhỏ. Nhưng vấn đề khó khăn mà các bậc cha mẹ sẽ gặp phải là làm sao để có thể giúp con cái họ có thể học song ngữ? phương pháp nào là đúng? Làm sao có được môi trường song ngữ để học? …sẽ có rất nhiều câu hỏi mà tôi tin chắc rằng các cha mẹ có tìm hiểu cũng vẫn còn băn khoăn rất nhiều vì có quá nhiều nguồn thông tin khác nhau về vấn đề này. Từ trước tới nay có rất nhiều các nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ về quá trình phát triển ngôn ngữ, song ngữ của trẻ em, họ cũng đưa ra rất nhiều những minh chứng nghiên cứu về khả năng học ngôn ngữ, song ngữ của trẻ ngay từ giai đoạn trong bụng mẹ. Nhưng từ những nghiên cứu uy tín đó làm sao vận dụng được vào việc học song ngữ cho trẻ em ở Việt Nam trong những hoàn cảnh về kinh tế - chính trị - văn hoá lại là một vấn đề không phải ai cũng vận dụng đúng, mà vận dụng sai thì có thể sẽ gây ra những hậu quả cho trẻ vì học song ngữ là quá trình dài hạn do vậy những ảnh hưởng nó không đến ngay mà nó xuất hiện về sau này. Vậy chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ vấn đề này để có một cái nhìn khách quan hơn, vận dụng việc song ngữ một cách đúng đắn hơn.
Những lợi ích của việc học song ngữ sớm cho trẻ em
Albert Costa là một người song ngữ Tây Ban Nha, ông đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu về song ngữ và kết quả ông cho rằng trẻ sơ sinh chỉ vài giờ trào đời có thể phát hiện ra sự thay đổi của ngôn ngữ, từ 4-6 tháng chúng có thể phân biệt giữa hai ngôn ngữ từ miệng người nói, đến 8 tháng chúng có thể phân biệt ngôn ngữ từ chuyển động khớp môi của người nói cho dù là ngôn ngữ chúng chưa từng tiếp xúc. Như vậy những đứa trẻ ngay từ khi trong bụng mẹ chúng đã có khả năng thiên bẩm về ngôn ngữ, và việc học song ngữ từ nhỏ là hoàn toàn khả thi và mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc nếu có được một phương pháp đúng đắn.
Trước những năm 1960 song ngữ được coi là điều bất lợi làm chậm sự phát triển của trẻ em bằng cách bắt chúng dành quá nhiều thời gian để phân biệt giữa hai ngôn ngữ. Ngày nay có những nghiên cứu cho kết quả ngược lại việc học song ngữ giúp kích thích nhiều hoạt động não bộ từ đó củng cố vùng não trước trán có chức năng điều hành giải quyết vấn đề chuyển đổi giữa các công việc và loại bỏ những thông tin không quan trọng. Như vậy việc học song ngữ có thể không giúp còn người thông minh hơn nhưng có thể giúp cho bộ não khoẻ mạnh hơn, có tính tập chung cao hơn trong công việc.
Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu ngôn ngữ Cornell, học sớm ngôn ngữ thứ hai không ảnh hưởng gì đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, ngược lại giúp trẻ tập chung chú ý tốt hơn trong khi học so với trẻ chỉ biết tiếng mẹ đẻ.
Barbara Lust và đồng nghiệp, tiến sĩ Sujin Yang, đã công bố kết quả nghiên cứu trẻ nhỏ có thể tiếp thu hơn một thứ tiếng cùng một lúc rất tự nhiên, thoải mái hơn chúng ta vẫn tưởng. Từ đó giúp trẻ có thêm sự phát triển nhiều kỹ năng khác như: kỹ năng xã hội, kỹ năng giao tiếp linh hoạt, kỹ năng phát âm, kỹ năng quan sát, so sánh…
Các nghiên cứu trường đại học London (Anh) thực hiện khảo sát 105 người, trong đó có 80 người biết từ một ngoại ngữ trở lên. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người biết ngoại ngữ giúp tăng lượng chất xám tại vùng não bộ chứa thông tin. Lượng chất xám vùng não trái của trẻ biết ngoại ngữ sớm thường có xu hướng cao hơn so với những đứa trẻ chưa học ngoại ngữ.
Trẻ học ngôn ngữ như thế nào?
Từ 1-5 tuổi trẻ phát triển ngôn ngữ rất nhanh, tuy nhiên trẻ em học ngôn ngữ với tốc độ không giống nhau, có trẻ thì nói sớm có trẻ thì nói chậm, nhưng nó là vấn đề bình thường các bậc che mẹ không cần lo lắng sẽ có thời điểm trẻ tăng tốc rất nhanh, trước khi vào lớp 1 trẻ bản ngữ thường tích luỹ được 10.000-15.000 từ vựng (với trẻ song ngữ có thể số lượng từ vựng cho mỗi ngôn ngữ sẽ ít hơn) đến khi tốt nghiệp phổ thông thì vốn từ vựng rất phong phú, khoảng 50.000 từ vựng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ học ngôn ngữ 90% trong giai đoạn từ 0-6 tuổi và cũng trong giai đoạn này trẻ hấp thụ ngôn ngữ bằng cả hai bán cầu đại não do vậy rất linh hoạt và hiệu quả, còn lại 10% trẻ học trong giai đoạn tiếp theo và việc học bằng hai bán cầu giảm đi theo lứa tuổi và tập chung vào một bán cầu đại não thường là bên trái.
Trên thế giới hoặc ngay cả ở Việt Nam có những trường hợp trẻ có thể học được không chỉ hai ngôn ngữ mà còn học nhiều hơn hai ngôn ngữ, tuy rằng đó là khả năng đặc biệt của đứa trẻ đó, nhưng cũng cho ta thấy rằng việc học ngoại ngữ hay song ngữ là hoàn toàn khả thi cho trẻ từ khi còn nhỏ, chỉ là từ những trường hợp thực tế như vậy chúng ta cần vận dụng như thế nào để có thể tạo môi trường tối ưu nhất có thể giúp trẻ học song ngữ hiệu quả
Như vậy từ những kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ nhỏ hoàn toàn có thể học song ngữ một cách tự nhiên và có những lợi ích nhất định từ việc biết thêm một ngoại ngữ trong sự phát triển trí não của trẻ. Nhưng học song ngữ thế nào cho đúng trong điều kiện như ở Việt Nam khi nước ta là một nước đơn ngữ không thể có được một môi trường thuận lợi để học song ngữ. Chính vì những khó khăn về môi trường song ngữ như vậy đã hình thành rất nhiều những quan điểm học song ngữ khác nhau với những phương pháp khác nhau, vô hình chung tạo ra những sự rối loạn trong việc lựa chọn được một phương pháp đúng đắn để áp dụng.
Hiện nay ở nước ta có nhiều trường quốc tế thành lập từ cấp độ mầm non, đó cũng là một môi trường tốt để các gia đình cho con học song ngữ, có giáo viên bản ngữ giảng dạy, nhưng chỉ phù hợp với những gia đình có điều kiện kinh tế tốt, và chỉ tập chung ở những thành phố lớn, do vậy nó không mang tính phổ biến. Ngoài ra có thể đến các trung tâm ngoại ngữ thì phù hợp hơn với đại đa số các gia đình nhưng môi trường học tập cũng không được thường xuyên do vậy việc song ngữ cũng rất khó thực hiện thành công.
Trong những trường hợp còn lại có nhu cầu học song ngữ thì làm sao giải quyết được bài toán song ngữ khi mà ở nhà cũng sử dụng tiếng mẹ để, ra ngoài xã hội cũng dùng tiếng mẹ đẻ, đi học cũng dùng tiếng mẹ đẻ. Một số gia đình cha mẹ có khả năng sử dụng thành thạo tiếng anh thì có thể giúp con học ở nhà, nhưng nếu cha mẹ quá lạm dụng chỉ giao tiếp ngoại ngữ với con không ưu tiên việc học tiếng mẹ đẻ để sử dụng vào cuộc sống và học tập tại Việt Nam thì lợi bất cập hại, không những thế còn ảnh hưởng đến sự kết nối tình cảm, văn hoá Việt nếu lạm dụng ngoại ngữ khi giao tiếp với con cái vì cha mẹ dù có giỏi ngoại ngữ cũng không thể thể hiện được trọn vẹn tình cảm bằng ngôn ngữ thứ hai đó được khi đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trong môi trường hoàn toàn ở Việt Nam. Tóm lại dù thế nào thì vẫn phải ưu tiên học ngôn ngữ mẹ đẻ trước, tránh những hậu quả không mong muốn sau này khi con trưởng thành. Lời khuyên chúng ta hoàn toàn có thể dạy con ngoại ngữ từ sớm nhưng phải đúng cách để giúp con phát triển song song và toàn diện, vẫn giao tiếp thể hiện tình cảm với con bằng tiếng mẹ đẻ vẫn dạy con học ngoại ngữ song song được chỉ có điều không lồng ghép hai ngôn ngữ cùng lúc theo kiểu nửa tây nữa ta. Ví dụ: Ngày có thể nói truyện tiếng mẹ đẻ với con, tối có thể nói chuyện ngoại ngữ với con, hoặc theo một cách nào đó phù hợp.
Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung, công nghệ giáo dục nói riêng thì việc học song ngữ hoàn toàn có thể thực hiện được ở Việt Nam theo cách đơn giản mà hầu hết các gia đình đều có thể áp dụng được, chỉ cần cha mẹ có sự quan tâm và đồng hành cùng con cái, kết hợp với sự hỗ trợ từ các hoạt động học tập gia sư online, trực tuyến để tiếp cận với môi trường giáo viên bản xứ. Cách dễ nhất, ít chi phí nhất là cha mẹ tận dụng những gì gia đình có để tạo môi trường ngoại ngữ nhân tạo cho con học song ngữ thông qua các thiết bị như Laptop, Tivi, Ipad, loa đài…có kết nối mạng để cho con xem và nghe các chương trình ngoại ngữ theo đúng phương pháp, lộ trình phù hợp cho mỗi đứa trẻ. Như vậy chúng có thể hàng ngày tiếp xúc với ngoại ngữ, hàng ngày có được môi trường ngoại ngữ, mặc dù nó không thể tuyệt đối như môi trường thật nhưng cũng đảm bảo tính hiệu quả nếu kiên trì theo đuổi, và có thể áp dụng từ sớm cho trẻ theo giải pháp này, có điều cha mệ cần lưu ý với những tác hại của thiết bị điện tử để có một thời gian biểu phù hợp với lứa tuổi. Chỉ cần duy trì thường xuyên hoạt động tiếp xúc tiếng anh kết hợp với khi trẻ lớn hơn có thể hoàn thiện các kỹ năng đọc viết với các giáo trình chuẩn quốc tế thì chắc chăn việc học song ngữ sẽ đạt được kết quả như kỳ vọng.
Các bậc cha mẹ cần lưu ý việc giáo dục sớm hiện nay đang là một trao lưu, ngay cả việc học ngoại ngữ hay học ngôn ngữ mẹ đẻ từ sớm, nhưng cần áp dụng một cách đúng đắn phù hợp với lứa tuổi của trẻ, tránh việc nóng vội, thấy con người khác giỏi hơn mà vội vàng ép con cái học đủ thứ mà không đúng cách vô tình triệt tiêu sự sáng tạo và tư duy của trẻ, ảnh hưởng nghiệm trọng đến sau này vì những hậu quả nó không xuất hiện ngay mà mãi về sau nó mới biểu hiện. Mọi thứ dù giáo dục sớm hay muộn thì vẫn phải tuân thư theo quy luật phát triển tự nhiên của trẻ theo lứa tuổi, theo quy luật khả năng nhận thức của trẻ, việc đốt cháy giai đoạn do sự nóng vội đều dẫn tới hậu quả ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ.
Từ những nghiên cứu, tìm hiểu về cơ sở khoa học về sự phát triển ngôn ngữ, khả năng hấp thụ ngoại ngữ, khả năng nhận thức của trẻ, quá trình phát triển não bộ của trẻ từ nhỏ, tâm sinh lý của trẻ, khả năng vận động thô và tinh của trẻ, chúng tôi tổng kết, phân tích và đánh giá để đưa ra một số lộ trình của việc học song ngữ cho trẻ phù hợp với mọi hoàn cảnh trẻ em Việt Nam, không áp dụng cho những trường hợp ngoại lệ:
Lộ trình cho trẻ từ 0-2 tuổi:
- Xem nghe – nói tương tác hai chiều – tập đọc – đọc hiểu – viết: Đây là lộ trình thuận theo tự nhiên, phù hợp với trẻ có khả năng vừa chơi vừa xem nghe, ưu tiên thiên hướng giao tiếp trước.
- Xem nghe – nói một chiều – tập đọc – đọc hiểu – viết – nói tương tác hai chiều: Đây là lộ trình thuận theo tự nhiên, phù hợp với trẻ có khả năng vừa chơi vừa xem nghe, ưu tiên thiên hướng học thuật trước.
- Xem nghe, nghe đài – nói tương tác hai chiều – tập đọc – đọc hiểu – viết: Đây là lộ trình thuận theo tự nhiên, phù hợp với trẻ quá tập chung vào màn hình khi xem, không chịu chơi, ưu tiên thiên hướng giao tiếp trước.
- Xem nghe, nghe đài – nói một chiều – tập đọc – đọc hiểu – viết – nói tương tác hai chiều: Đây là lộ trình thuận theo tự nhiên, phù hợp với trẻ quá tập chung vào màn hình khi xem, không chịu chơi, ưu tiên thiên hướng học thuật trước.
Lộ trình cho trẻ từ 3-4 tuổi:
- Xem nghe – tập đọc – nói tương tác hai chiều – đọc hiểu – viết: Phù hợp với trẻ có khả năng vừa chơi vừa xem nghe, ưu tiên thiên hướng giao tiếp trước.
- Xem nghe – tập đọc – nói một chiều – đọc hiểu – viết – nói tương tác hai chiều: Phù hợp với trẻ có khả năng vừa chơi vừa xem nghe, ưu tiên thiên hướng học thuật trước.
- Xem nghe, nghe đài – tập đọc – nói tương tác hai chiều – đọc hiểu – viết: Phù hợp với trẻ quá tập chung vào màn hình khi xem, không chịu chơi, hoặc trẻ 3-4 tuổi đã đi nhà trẻ, ưu tiên thiên hướng giao tiếp trước.
- Xem nghe, nghe đài – tập đọc – nói một chiều – đọc hiểu – viết – nói tương tác hai chiều: Phù hợp với trẻ quá tập chung vào màn hình khi xem, không chịu chơi, hoặc trẻ đã đi nhà trẻ, ưu tiên thiên hướng học thuật trước.
Lộ trình cho trẻ từ 5-6 tuổi:
- Xem nghe, nghe đài – tập đọc – nói tương tác hai chiều – đọc hiểu – viết: Phù hợp với trẻ ưu tiên thiên hướng giao tiếp trước.
- Xem nghe, nghe đài – tập đọc – nói một chiều – đọc hiểu – viết – nói tương tác hai chiều: Phù hợp với trẻ ưu tiên thiên hướng học thuật trước.
- Xem nghe, nghe đài – tập đọc – đọc hiểu – viết – nói một chiều – nói tương tác hai chiều : Phù hợp với trẻ ưu tiên thiên hướng học thuật trước.
Lộ trình cho trẻ từ 7 tuổi trở lên:
- Nghe đọc, nghe xem, nghe đài – tập đọc – đọc hiểu – nói tương tác hai chiều – viết: Phù hợp với trẻ ưu tiên thiên hướng giao tiếp trước.
- Nghe đọc, nghe xem, nghe đài – tập đọc – đọc hiểu – nói một chiều – viết – nói tương tác hai chiều: Phù hợp với trẻ ưu tiên thiên hướng học thuật trước.
- Nghe đọc, nghe xem, nghe đài – tập đọc – đọc hiểu – viết – nói một chiều – nói tương tác hai chiều: Phù hợp với trẻ ưu tiên thiên hướng học thuật trước.
Trên đây là những lộ trình giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với ngoại ngữ mà không lo áp lực nhiều, còn những trường hợp khác do mục tiêu của cha mẹ khác nhau có thể thay đổi độ tuổi lộ trình để phù hợp với trẻ vì mỗi trẻ có sự khác nhau, hoặc cần nắm bắt được tâm lý và khả năng của trẻ để điều chỉnh.
Với bất kỳ lộ trình nào thì việc trẻ học tiếng anh trong độ tuổi từ 0-11 tuổi cứ tuân thủ lộ trình phù hợp, kiên định theo với sự đồng hành của cha mẹ, cố vấn hoặc gia sư…thì hết chương trình phổ thông trẻ hoàn toàn có thể tự tin sử dụng thành thạo tiếng Anh, và có thể đạt được mục tiêu là các chứng chỉ quốc tế một cách dễ dàng, thậm trí với bạn học từ rất sớm có thể đạt được thành tích cũng từ rất sớm. Mỗi lộ trình đáp ứng với mỗi mục tiêu khác nhau, và có thể thời gian đạt mục tiêu giữa các lộ trình cũng khác nhau, thậm trí so sánh chất lượng đầu ra trọng cùng thời gian cũng khác nhau, tất cả do sự lựa chọn, miễn sao đến một thời điểm nào đó dù sớm hay muộn thì tất cả đều có thể sử dụng tiếng anh như người bản ngữ.
Biên tập: Edu Việt