Trong tiết học, thầy giáo đưa ra một câu hỏi cho cả lớp:
"Có người muốn đun một nồi nước sôi, nhưng đang đun đến nửa chừng thì phát hiện củi không đủ. Vậy theo các em người đó nên làm gì?".
Nghe vậy, các học sinh ở dưới lớp thi nhau đưa ra câu trả lời. Có em cho rằng người đó nên tranh thủ ra ngoài kiếm củi, cũng có em kiến nghị người này nên đi mượn, đi mua.
Thế nhưng thầy giáo lại đưa ra một đáp án hoàn toàn khác:
"Thay vì chạy vạy tìm cách kiếm thêm củi, tại sao chúng ta lại không đem nước ở trong nồi đổ đi một chút?".
Bài học rút ra: Trên thế gian này, có không ít việc chẳng thể nào diễn ra theo ý nguyện của ta. Vì thế đôi khi ta nên biết bỏ đi một vài thứ thì mới có thể đem về thu hoạch.
Liên hệ thực tế vào việc học ngoại ngữ.
Có rất nhiều phụ huynh vừa muốn con giỏi ngoại ngữ, vừa muốn con giỏi năng khiếu, vừa giỏi về các môn học trên lớp. Vậy theo mọi người liệu có bài toán nào giải quyết được không? Đương nhiên là sẽ có nhưng con mình sẽ trở nên thế nào thì có lẽ mọi người tự nhận ra.
Bó củi chính là tượng chưng cho nguồn năng lượng và thời gian của con. Năng lượng của con người có giới hạn, thời gian thì cũng chỉ 24h/ngày. Vậy làm sao để con có thể dùng số năng lượng đó và thời gian đó để nấu chín tất cả các môn học, năng khiếu, ngoại ngữ nữa. Có lẽ đến một lúc nào đó đứa trẻ sẽ kiệt sức vì chúng chẳng có thời gian để xả, chẳng có thời gian để nạp. Ai cũng muốn con mình giỏi toàn diện, nhưng hay nhìn nhận vào thực tế mà lựa chọn cho con một con đường học tập đúng đắn vừa sức, phát huy thế mạnh bằng cách, chấp nhận hi sinh rót bớt nước trong siêu đổ đi để số củi còn lại đủ nấu chín nước, muốn giỏi một số môn này thì môn khác phải chấp nhận kém hơn, đừng quá cầu toàn mà làm hại con mình.
Vậy khi cha mẹ xác định đầu tư cho con học ngoại ngữ giỏi thì phải chấp nhận đầu tư thời gian công sức vào việc học ngoại ngữ, con sẽ phải bớt đi thời gian chơi, bớt thời gian học các môn khác để cân bằng thời gian, năng lượng của con.
Biên tập: Edu Việt