Phương pháp học tiếng Anh bằng tiềm thức là một phần bổ trợ đáng kể giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức mà hiệu quả đạt được lại rất cao.Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là bạn gần như có thể học mọi lúc mọi nơi, tận dụng được quỹ thời gian eo hẹp trong ngày.
Học tiếng Anh thông minh và hiệu quả bằng tiềm thức
Bạn có biết, 80% hành động của chúng ta bị tiềm thức chi phối?
Hầu hết mọi hành động của chúng ta đều bị chi phối bởi tiềm thức. Đó là những mô thức được lập trình sẵn từ khi chúng ta mới sinh ra hoặc do kinh nghiệm cuộc sống tích lũy qua thời gian tạo thành những loại phản xạ có điều kiện. Điều đó lý giải vì sao bạn có thể vừa lái xe, vừa nói chuyện và xem banner quảng cáo trên đường. Chúng ta có thể làm những hành động đó mà không cần suy nghĩ vì chúng được lập trình sẵn trong đầu.
Ngôn ngữ cũng vậy, chúng ta học ngoại ngữ cũng chỉ để tiếp thu từ vựng, ngữ pháp vào tiềm thức và sử dụng chúng như tiếng mẹ đẻ.
1. Bật chương trình học Anh văn lúc rảnh rỗi và… làm chuyện khác
Nếu bạn có anh chị ở nhà, hẳn lúc nhỏ bạn đã từng nghe anh chị ra rả học thuộc lòng một bài thơ nào đó đến mức bạn củng thuộc theo (ít nhất cũng 50%). Bây giờ bạn có thể áp dụng lại cách ấy cho bản thân, hãy chọn những bài học ngắn và bật trong lúc bạn làm chuyện gì khác, thông tin sẽ được ghi vào bộ nhớ của bạn sau vài lần nghe lặp đi lặp lại. Thuộc lòng được thì tốt, không thì khi ôn lại bạn chỉ mất khoảng một phần năm thời gian so với người chỉ mới tiếp xúc lần đầu.
2. Bật chương trình lúc ngủ
Tiềm thức của chúng ta họat động ngay cả khi chúng ta đang ngủ. Bạn có thể tận dụng khoảng thời gian đó cho việc học thì thật là tuyệt vời. Khi bạn ngủ, não bộ của bạn làm việc rất mạnh, đặc biệt là tiềm thức, đó là lúc các thông tin được ghi nhận ban ngày sắp xếp với nhau để làm dày thêm tiềm thức của bạn. Có thể bật nghe trước khi dậy 1 giờ và sau khi ngủ được 1 giờ thì tắt.
Luyện nghe nói tiếng Anh trong tiềm thức
1. Phản xạ tiềm thức & phản xạ ý thức trong nghe nói tiếng anh
Phản xạ nghe nói tiếng anh bằng ý thức là khi ta vừa nói, vừa phải giữ trong đầu ý nghĩ về việc nhấn trọng âm chỗ này, trọng từ chỗ kia, từ này phải nối âm với từ khác… Điều đó cản trở việc nói, làm cho việc phản xạ nói không được tự nhiên, hay bị vấp váp… Phản xạ nghe nói tiếng anh bằng tiềm thức là khi chúng ta nói và chỉ cần quan tâm đến cái “ruột” nội dung, còn cái “vỏ ngôn ngữ” như trên sẽ được tự động được bật ra, do tiềm thức chi phối. Khi đó, chúng ta sẽ nói rất trôi chảy, tự nhiên.
Cần lưu ý rằng: phần lớn các hoạt động căn bản nhất của chúng ta được chi phối bởi tiềm thức, chứ không phải ý thức. Ví dụ: như khi tay người chạm vào một vật rất nóng, thì bàn tay sẽ tự động rụt lại, mà không cần trong đầu ta phải suy nghĩ rằng “ah, vật này nóng, nếu ta không rụt tay lại thì sẽ bị bỏng…”. Nếu hành động đó do ý thức (những suy nghĩ trong đầu như ở trên) thì e rằng … tay sẽ không còn nguyên vẹn. Hàng loạt các phản xạ khác của chúng ta cũng đều như vậy: việc tự cân bằng khi đi xe đạp, phản xạ nhẩy sang bên khi thấy có xe đâm tới, việc hít thở, việc nghe, nói tiếng Việt…
2. Cách thức tác động vào tiềm thức
Mục tiêu của chúng ta là làm sao để tác động vào tiềm thức, để chúng ta có tiềm thức về trong việc nghe nói tiếng anh. Tiềm thức là tầng phản xạ của não rất khó bị tác động trực tiếp. Nó không như ý thức, ý nghĩ, chúng ta có thể dễ dàng điều khiển được ý nghĩ. Với tiềm thức thì việc thực thực hiện nó là hoàn toàn tự động, và việc tác động vào nó không thể làm trực tiếp. Theo khoa học nghiên cứu về não, thì thời điểm dễ tác động vào tiềm thức nhất là khi não ở trạng thái giữa thức và ngủ, khi đó não không còn bị chi phối bởi quá nhiều ý nghĩ, và nó ở trạng thái “mở” nhất để thu nhận các thông tin bên ngoài vào. Đó là cơ sở khoa học về não cho việc thực hiện việc nghe trước khi đi ngủ.
Chúng ta nằm ngủ, cắm tai nghe vào, và không cần quan tâm đến nội dung, không cần cố hiểu những từ được nói. Hãy để đầu óc thoải mái, thư giãn để dần dần ngấm những ngữ điệu, cách nói tự nhiên. Cách tác động vào tiềm thức cũng như việc học nói Tiếng Anh không thể làm trong một sớm một chiều, mà đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ để thực sự có một khả năng nghe nói tiếng Anh trôi chảy.
Biên tập: Edu Việt